Các vấn đề trong việc khái quát quá mức về danh tính tính dục và phong cách ngôn ngữ Ngôn ngữ LGBT

Mục này sẽ tìm hiểu về lý do vì sao cách tiếp cận truyền thống với việc tìm hiểu về ngôn ngữ và giới có nhiều khuyết điểm.

Sự thiếu chính xác của các hình mẫu hoán dụ

George Lakoff đã giải thích sự thiếu chính xác của các hình mẫu hoán dụ, khi mà mọi người vội vàng đi tới các kết luận mà không có đủ sự suy xét, dẫn tới các hệ quả nguyên mẫu, trong cuốn sách "Phụ nữ, lửa và những thứ nguy hiểm" của ông. Đầu tiên, chúng ta thường coi những ví dụ điển hình như những ví dụ tốt hơn cho một thể loại. Chẳng hạn, trong nhóm các loại hoa quả, táo và cam là những ví dụ điển hình. Chúng ta thường lý luận bằng cách lấy những dẫn chứng từ những ví dụ điển hình cho đến kém điển hình. Sự thật là, một khối lượng kiến thức khổng lồ về các thể loại sự vật được sắp xếp theo các trường hợp điển hình. Chúng ta ngay lập tức lấy ra những dẫn chứng trên nền tảng là những kiến thức như thế. Thứ hai, những ví dụ đáng chú ý, vốn quen thuộc và dễ nhớ hơn, được sử dụng một cách vô thức trong cách hiểu của chúng ta về sự vật. Chẳng hạn, nếu một người bạn thân của một ai đó là người ăn chay, và họ không biết thêm nhiều về những người ăn chay khác, họ sẽ có xu hướng khái quát hóa từ người bạn thân của họ tới những người ăn chay khác. Đây là thứ mà Tversky và Kahneman đã gọi là "nghịch lý liên hợp". Để hiểu được quan điểm này thông qua thuyết xác suất, hãy nghĩ tới hai sự kiện không có mối liên hệ mật thiết. Thuyết này suy đoán rằng khả năng hai sự kiện xảy ra cùng một lúc thấp hơn khả năng một trong hai sự kiện xảy ra, mà không xét tới việc hai sự kiện này thực ra không hề liên quan tới nhau. Để hiểu được điều này trong mối tương quan với ngôn ngữ LGBT, chỉ bởi vì hai cá nhân đều tự xác định bản thân là nam giới song tính không nhất thiết có nghĩa là họ đều phải có cùng chung những đặc tính về ngôn ngữ và phong cách xã hội. Việc không thể hiểu được sự bất tương xứng này giữa các trường hợp nguyên mẫu và không nguyên mẫu đã dẫn tới sự nghiên cứu không hiệu quả về ngôn ngữ LGBT. Những ví dụ điển hình và nổi bật chỉ là hai trong số những hình mẫu hoán dụ. Những loại khác bao gồm cả định kiến xã hội, trường hợp lý tưởng, hình tượng mẫu mực, người kiến tạo, hoặc các hình mẫu phụ.[55]

Sự hiện diện của chồng chéo

Nhiều nghiên cứu học thuật đã chỉ ra rằng phong cách ngôn ngữ của GLB và người dị tính không loại trừ lẫn nhau. Chẳng hạn như Munson và cộng sự (2006), nghiên cứu về bản chất chênh lệch của xu hướng tính dục được nhận thức bằng cách cho 40 người nghe đánh giá xu hướng tính dục của 44 người nói trên thang đo khoảng bằng nhau từ 1 đến 5. 44 người nói có số lượng người GLB và người dị tính bằng nhau. Khi xét trung bình trong 40 người nghe, đánh giá cho từng người nói cho thấy có sự chồng chéo giữa GLB và người dị tính. Ví dụ, hai người đàn ông được xếp hạng trung bình là đồng tính nhất bao gồm một người tự nhận là dị tính và một người tự nhận là đồng tính. Mặc dù có sự khác nhau về cấp độ theo nhóm giữa GLB và người dị tính trong sự đồng tính âm thanh của giọng nói, chồng chéo vẫn tồn tại, đưa ra một thách thức quan trọng cho mô hình đơn giản trong đó sự khác biệt về lời nói là hệ quả tất yếu của xu hướng tính dục.[56] Thực tế việc không có sự phân biệt rõ ràng giữa khuôn mẫu ngôn ngữ của GLB và người dị tính cho thấy rằng quá nhiều thế hệ trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và giới có thể nguy hiểm.

Tính đa dạng của bản sắc xã hội

Xem thêm thông tin: Thuyết bản sắc xã hội

Các nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội đương thời cho rằng phong cách là có được nhờ học hỏi nhiều hơn là được chỉ định vào thời điểm ra đời. Như đã nói, bản sắc biểu hiện trong một chuỗi thời gian hoạt động xã hội, thông qua các tác động tổ hợp của cấu trúc và cơ quan. Vì bản sắc xã hội không cố định, mô hình cộng đồng ngôn ngữ theo truyền thống được sử dụng như một khuôn khổ ngôn ngữ học xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ và giới tính, không đáng tin cậy bằng mô hình cộng đồng hành động, khuôn khổi mới xuất hiện từ lý thuyết thực hành.[57] Ngoài ra, vì bản sắc xã hội không cố định, phong cách nói có thể chủ động thay đổi, do đó phong cách nói của một người có ý nghĩa xã hội khác nhau theo thời gian. Tương tự như vậy, một cá nhân có thể tham gia vào đồng thời nhiều hoạt động bản sắc và chuyển từ bản dạng này sang bản dạng khác một cách vô thức và tự động, và do đó hình thành thuật ngữ bản dạng đa nghĩa.[58]

Ví dụ về bản dạng không thuộc phương Tây và cách sử dụng ngôn ngữ của họ

Theo nhiều học giả ngôn ngữ, việc cho rằng tất cả vai trò giới tính và giới đều giống với những vai trò nổi bật trong xã hội phương Tây hoặc phong cách ngôn ngữ gắn liền với các nhóm nhất định sẽ giống với phong cách gắn liền với các nhóm phương Tây nhận dạng tương tự, là sai lầm.[59]

Bakla

Xem thêm thông tin: Văn hóa LGBT ở Philippines

Bakla là những người đồng tính nam Philippines, nhưng khái niệm bản dạng bakla không giống với đồng tính luyến ái nam ở phương Tây. Với các bakla, cũng như các nhóm thiểu số tính dục không thuộc phương Tây khác, bản dạng tính dục liên quan mật thiết với bản dạng giới. Các bakla thường được cho là thuộc tính nữ và ăn mặc như phụ nữ. Họ cũng sử dụng những các thuật ngữ của phái nữ cho bản thân và thỉnh thoảng cho các bộ phận cơ thể của họ, đôi khi được gọi và tự cho rằng họ không phải là "đàn ông thực sự".[60]

Hijras

Xem thêm thông tin: Hijra (Nam Á)

Hijra là những người Ấn Độ tự nhận mình không phải phụ nữ lẫn đàn ông. Một số miêu tả hijra là "giới tính thứ ba". Bản dạng của họ khác với bản dạng của người đồng tính nam phương Tây hoặc bản dạng của người chuyển giới, tuy nhiều hijra có bạn tình nam. Có một phương thức ngôn ngữ đặc biệt thường gán cho các hijra, nhưng nó mang tính khuôn mẫu và thường xuyên bị xúc phạm.[59]